Tại sao những thói quen nhỏ lại tạo nên sự thay đổi lớn?

Tại sao những thói quen nhỏ lại tạo nên sự thay đổi lớn?

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang trên một chuyến bay từ Los Angeles tới New York, nếu máy bay cất cánh từ sân bay LAX và sau đó phi công điều chỉnh chỉ 3.5 độ Bắc, bạn sẽ hạ cánh tại Washington, D.C. thay vì New York. Chỉ một thay đổi nhỏ không đáng kể lúc cất cánh - vậy mà bạn đã bay dọc cả nước Mỹ và hạ cánh tại địa điểm cách điểm đến của bạn hàng trăm dặm. Tương tự như vậy, một thay đổi tưởng chừng nhỏ xíu trong thói quen hàng ngày của bạn có thể hướng cuộc sống của bạn tới đích đến hoàn toàn khác. Lựa chọn 1 phần trăm tốt hơn hay 1 phần trăm tệ đi dường như không có gì khác biệt ngay tại thời điểm đó, nhưng về lâu dài thì những lựa chọn đó sẽ quyết định sự khác biệt giữa việc bạn là ai và bạn có thể làm những gì.



Ngày qua ngày, khi chúng ta lặp đi lặp lại 1 phần trăm những lỗi sai bằng việc tái phạm lại những quyết định sai lầm, những lỗi nhỏ xíu và bao biện cho những lỗi lầm đó, những lựa chọn nhỏ đó của chúng ta sẽ dẫn tới những kết quả tồi tệ. Nó là sự tích tụ của rất nhiều sai lầm, 1 phần trăm ở đây, ở kia  và chúng hiển nhiên mang lại vấn đề.

Chúng ta thường thổi phồng tầm quan trọng của một khoảnh khắc đặc biệt và xem nhẹ những giá trị của những tiến bộ hằng ngày. Ta thường bị ảnh hưởng bởi tư tưởng những giá trị lớn lao được tạo ra bởi hành động vĩ đại. Đơn giản từ việc giảm cân, xây dựng một doanh nghiệp, giành giải vô địch hoặc bất kỳ mục tiêu nào đó ở tầm cao, chính bản thân bạn đang tạo áp lực cho mình phải làm lên những điều chấn động để mọi người ca tụng. Nhưng bạn không hề biết rằng, việc cải thiện 1% đôi khi không là gì nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong một thời gian dài. Những thói quen với 1% cải thiện mỗi ngày chính là lãi suất kép của việc tự cải thiện bản thân. Các ảnh hưởng từ thói quen sẽ được nhân lên nhiều lần nếu bạn lặp lại chúng. Những thói quen này dường như tạo ra rất ít sự khác biệt nếu tính riêng mỗi ngày nhưng tác động của chúng theo tháng, theo năm lại rất lớn. Phải sau hai, năm hoặc có lẽ 10 năm sau nhìn lại chúng ta mới thấy rõ được giá trị của những thói quen tốt và cái giá phải trả của những thói quen xấu. Đây có lẽ là một khái niệm khó để có thể đánh giá trong cuộc sống hàng ngày.

Chúng ta thường bỏ qua những thay đổi nhỏ bởi vì chúng có vẻ chẳng mấy rõ rệt ngay tại thời điểm đấy. Nếu bạn dành dụm một khoản tiền nhỏ lúc này, bạn cũng chẳng trở thành tỷ phú được. Nếu bạn tập gym đều đặn 3 ngày một tuần, bạn cũng vẫn chẳng có được hình thể đẹp. Nếu bạn học tiếng Trung một tiếng vào tối nay, bạn vẫn không thực sự học ngôn ngữ đó. Chúng ta tạo ra một vài thay đổi nhưng kết quả thường không xuất hiện nhanh chóng và chúng ta lại trượt lại về thói quen cũ. Thật không may là quá trình chuyển biến chậm chạp này cũng làm cho chúng ta dễ dàng quay trở lại với những thói quen không tốt. Nếu bạn ăn một bữa ăn không hợp lý ngày hôm nay thì cũng chẳng thấy có gì ảnh hưởng hết. Nếu bạn làm việc trễ và bỏ bê gia đình thì họ cũng sẽ tha thứ cho bạn. Nếu như bạn trì hoãn và để công việc của bạn sang ngày mai giải quyết, tất nhiên việc đó bạn cũng sẽ hoàn thành nhưng nó sẽ tạo cho bạn thói quen trì trệ. Chúng ta thật dễ dàng gạt bỏ một ý định mà.

 

QUÁ TRÌNH TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Hãy tưởng tượng một khối nước đá được đặt trên bàn ngay trước mặt bạn, căn phòng thì lạnh lẽo và bạn thì có thể thấy mình thở ra khói. Nhiệt độ trong phòng là 25 độ F, và rồi căn phòng được làm ấm lên từ từ. 26 độ, 27 độ, 28 độ. Khối nước đá vẫn ở đó trên bàn ngay trước mặt bạn. 29 độ, 30, 31, và vẫn chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Và rồi tiếp theo 32 độ. Khối nước đá bắt đầu tan chảy. Cứ mỗi một độ nhích lên, dường như rất khó nhận ra sự khác biệt so với nền nhiệt trước đó, nhưng nó lại đem tới sự thay đổi to lớn. Bước đột phá tại thời điểm hiện tại thường là kết quả của rất nhiều hành động trước đó, những hành động đã đặt nền móng cần thiết cho sự thay đổi cốt yếu.

Người ta chỉ phát hiện ra các tế bào ung thư khi nó đã phát triển được đến 80% vòng đời của nó, và phát ra trong cơ thể người trong vòng mấy tháng. Cây trúc chỉ là măng trúc trong vòng 5 năm đầu tiên, đây là giai đoạn nó phát triển hệ thống rễ trùm bám sâu vào lòng đất trước khi phát triển nhảy vọt đạt tới chiều cao 90 feet chỉ trong vòng 6 tuần. Tương tự như vậy, các thói quen dường như không đem lại sự khác biệt nào cho tới khi bạn vượt qua được ngưỡng giới hạn và đạt tới mức biểu hiện tốt hơn.

Tại thời điểm cuối cùng của bước đột phá, bước cuối cùng của quá trình phủ định của phủ định, mọi người sẽ ca ngợi nó là thành công thần kỳ chỉ sau một đêm. Mọi người chỉ thấy được kết quả cuối cùng mà không thấy được cả quá trình. Kẻ thắng, người thua đều có chung một mục tiêu. Mục tiêu vẫn luôn là như vậy. Nhưng chỉ khi họ thực hiện một hệ thống các cải thiện nhỏ liên tục thì họ mới đạt được kết quả khác biệt. Một trong những suy nghĩ sai lầm đó là "Một khi tôi đạt được mục tiêu, tôi sẽ hạnh phúc.” Vì điều này sẽ tạo áp lực vô hình lên chính bản thân bạn, khiến bạn không ngừng vứt bỏ hạnh phúc sang một bên cho tới khi bạn đạt được một điều gì đó. Bạn tự giam cầm bản thân bởi suy nghĩ về một phiên bản chật hẹp của hạnh phúc. Hãy thay đổi suy nghĩ, khi bạn yêu thích tiến trình hơn là kết quả, bạn không phải chờ đợi để cho phép bản thân mình được hạnh phúc nữa. Bạn có thể thấy hài lòng bất cứ lúc nào khi đang trong tiến trình. Và một hệ thống có thể thành công theo nhiều cách khác nhau, chứ không chỉ theo đúng như giả định ban đầu của bạn.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Discounted Cash Flows - DCF